Vào những ngày nắng nóng làm cho máy lạnh thường xuyên hoạt động hết công sức và không được nghỉ ngơi, điều này không những làm cho hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao vào cuối tháng mà máy còn mau hỏng hóc, giảm tuổi thọ. Vậy có cách nào vừa tiết kiệm điện cho máy lạnh mà căn nhà vẫn thoáng mát? Bạn sẽ tìm được câu trả lời hợp lí nhất qua bài viết dưới đây của trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 5.
- Cách xử lý máy lạnh Electrolux quạt không quay
- Mẹo vệ sinh máy lạnh LG tại nhà nhanh gọn
- Cách bảo vệ sức khỏe cho người lớn tuổi khi sử dụng máy lạnh
Xem thêm: Quy trình sạc gas cho máy lạnh đúng cách tại nhà
Quạt trần giúp điều hòa không khí theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới. Do đó, khi kết hợp với máy lạnh, chúng làm các luồng gió trong nhà được mát đều và khiến bạn cảm thấy mát mẻ hơn.
2) Để nhiệt độ máy lạnh trong phòng hợp lý
Bạn nên để nhiệt độ máy lạnh trong phòng một cách hợp lý nhất. Nếu bạn để nhiệt độ quá lạnh, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ (gây cúm, sốc nhiệt) mà còn rất tốn điện. Vì vậy, bạn chỉ nên vận hành máy ở mức nhiệt trung bình từ khoảng 25 độ đến 27 độ. Mức nhiệt này hoàn toàn giúp những người quen ở vùng nhiệt đới sẽ hoàn toàn cảm thấy sảng khoải, đồng thời giúp tái lạnh, giảm cường độ độ làm việc của máy nên sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn.
3) Tránh không cho nắng chiếu vào nhà
Những tia nắng hè chiếu xuyên qua cửa sổ vào nhà sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng. Lúc này, máy lạnh sẽ phải gia tăng công suất để hoạt động. Do vậy, nên kéo rèm che kín các cửa sổ trong nhà bằng rèm cửa loại dày, màu tối; đặc biệt với những cửa sổ hướng Tây hoặc hướng Nam. Hoặc bạn có thể dùng quần áo tối màu để bịt tạm các cánh cửa kính. Trồng cây chắn nắng ở cửa sổ cũng là một giải pháp không tồi.
4) Tắt máy lạnh đúng cách
Khi không sử dụng máy lạnh bạn nên tắt chúng đi để tránh lãng phí. Thế nhưng, thực tế có rất nhiều người không biết cách tắt điều hòa đúng cách. Nếu chỉ tắt bằng bảng điều khiển thì máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề hay biết. Vì vậy, sau khi tắt bảng điều khiến từ xa bạn nên ngắt áp tô mát để giúp tiết kiệm điện.
5) Tạo ra một “hiệu ứng ống khói” vào buổi tối.
Khi mặt trời lặn, nhiệt độ ở bên ngoài bắt đầu hạ xuống. Bạn có thể giúp hạ nhiệt trong nhà nhanh bằng cách mở cửa sổ tầng hầm trước, rồi một lúc sau đó mới mở đến các cửa sổ trên tầng hai. Bạn có thể tăng tốc làm mát này bằng cách quạt lớn gần cửa sổ tầng cao nhất để thổi không khí ấm ra ngoài.
6) Lựa chọn vị trí lắp điều hòa phù hợp
Với mong muốn “giải nhiệt” cho ngôi nhà thật nhanh, nhiều người thường lựa chọn lắp điều hòa tại nơi nóng nhất của ngôi nhà. Tuy nhiên, vị trí này có thể khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến hóa đơn tiền điện mà bạn phải thanh toán cuối tháng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, bạn nên lắp đặt những chiếc máy lạnh ở những vị trí râm mát như phía Đông hoặc phía Bắc của ngôi nhà – nơi ít bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hơn.
7) Mở cửa sổ phòng tắm
Sau khi bạn tắm, phòng tắm sẽ có độ ẩm cao. Bật quạt lúc này giúp thổi bớt độ ẩm, làm giảm sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn,…trong nhà tắm. Hãy đóng cửa ra vào, bật quạt và mở cửa sổ để hơi ẩm tràn ra bên ngoài.
8) Sử dụng rèm cửa cho những căn phòng kính lắp máy lạnh
Nhiều gia đình cho rằng, việc sử dụng cửa kính cho những phòng có lắp máy lạnh nhiệt độ là một biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên nếu ánh nắng chiếu rọi vào cửa kính đó thì kính sẽ hấp thu nhiệt và khiến bạn tốn nhiều tiền điện hơn để làm mát nhà. Do đó, nếu tường của căn phòng sử dụng máy lạnh là kính, bạn nên sử dụng rèm để hạn chế lượng nhiệt hấp thu vào phòng.
9) Trồng cây ưa hạn
Phần cục nóng ở bên ngoài là nơi hơi nóng trong nhà thông ra bên ngoài. Trồng những loại cây ưa hạn để thanh lọc không khí và tạo bóng mát giúp góc này giảm bớt nhiệt. Vì vậy, hệ thống máy lạnh của gia đình có thể làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận không trồng quá gần với cục nóng nếu bạn không muốn chặn các luồng không khí.
10) Bạn nên lựa chọn máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích của phòng
Để hạn chế tối đa số điện trong quá trình sử dụng máy lạnh, việc đầu tiên là bạn nên lựa chọn những chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích của từng căn phòng. Đây là điều cần thiết nhất để chạy máy lạnh mà vẫn tiết kiệm điện. Bởi nếu bạn lựa chọn một chiếc điều hòa có công suất quá lớn để sử dụng cho căn phòng có diện tích vừa hoặc nhỏ thì sẽ rất tốn điện. Ngược lại sử dụng những chiếc máy lạnh có công suất nhỏ cho căn phòng to thì không những không đem lại hiệu quả mà nó còn khiến chiếc máy lạnh bị quá tải, dẫn đến tình trạng tốn điện và nhanh hỏng.
Thông thường những chiếc máy lạnh có công suất 1.000 BTU chuẩn thì sẽ tải được 2m2 là tối đa. Nghĩa là, với một phòng có diện tích từ 9 – 18m2, bạn nên lắp chiếc điều hòa có công suất 9000 BTU/h, diện tích trong khoảng từ 15 – 24m2 cần dùng chiếc máy 12.000 BTU/h hay diện tích 24 – 35m2 bạn cần lựa chọn loại có công suất 24.000 BTU/h.
11) Dùng bóng đèn tiết kiệm điện
Bóng đèn compact huỳnh quang sử dụng ít năng lượng hơn 75% và sản xuất ít nhiệt hơn 75% so với bóng đèn sợi đốt. Và do đó, chuyển sang bóng đèn CFL không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền điện cho chiếu sáng, nó cũng làm giảm hóa đơn máy lạnh bằng cách không tạo thêm nhiều nhiệt hơn ở nhà.
12) Kiểm tra các vết nứt trên cửa
Các vết nứt xung quanh cửa sổ, cửa ra vào,…khiến nhiệt nóng từ bên ngoài tràn vào và không khí mát mẻ dễ rò rỉ ra ngoài. Vì vậy, bạn nên chắc chắn kiểm tra các cánh cửa trước khi mùa hè đến để giúp giảm tải áp lực lên hệ thống điều hòa
13) Nâng cao phần gác mái
Gia tăng độ cao của phần gác mái không chỉ làm giảm chi phí làm mát trong mùa hè mà còn sẽ giảm chi phí sưởi ấm vào mùa đông. Ví dụ, nếu phần vật liệu cách nhiệt chỉ dày 7cm nay thành 24cm có thể giảm chi phí làm mát lên đến 10%.